5 tháng 8, 2013

Thành phần hóa học của Sơn PU?

Chắc hẳn rất nhiều bạn biết Sơn PU sử dụng để trang trí cũng như bảo vệ lớp bề mặt của đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên. Vậy sơn PU được sản xuất như thế nào và có ứng dụng gì khác nữa ?
Sơn PU (Polyurethane) là một loại Polymer, có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. PU được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ. Đối với dạng foam, PU được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế (như ghế ngồi trong xe hơi ). Ngoài ra, ứng dụng của PU foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ



Để điều chế PU, 2 thành phần chính không thể thiếu là monomer chứa ít nhất 2 nhóm isocyanat và monomer chứa ít nhất 2 nhóm hydroxyl. Pu chung giữa nhóm chức isocyanate và hydroxyl là:
Khi các monomer có số các nhóm chức lớn hơn hoặc bằng 2, PU trùng hợp bậc xảy ra tạo polymer.
Hợp chất isocyanate thường dùng là các hợp chất vòng thơm, còn các hợp chất béo hoặc cycloankan thì thường ít được dùng hơn. Toluen disiocyanate ( TDI ) và diphenylmetan disocyanat ( MDI) rất thường dùng trong tổng hợp Pu.

Hợp chất polyol thường dùng là PPG ( Polypropylen glycol ) hoặc các loại polyester khác. Điều đáng chú ý ở đây là polyol này là một hợp chất cao phân tử nhưng có khối lượng không lớn lắm.
Bên cạnh 2 thành phần chính như trên, yếu tố như xúc tác, điều kiện tiến hành PU, chain extender,….ảnh hưởng khá đáng kể đến cấu trúc và tính chất của Pu.
Xúc tác thường dùng là amin, cơ chế như sau:
Nếu muốn điều chế Pu dạng foam, cần có blowing agent ( chất tạo bọt ). Thông thường Pu rất nhạy với nước. Một lượng nước nhỏ trong không khí có thể tham gia PU polymer, tạo bọt khí. Các khí thoát ra này làm PU trở nên xốp.

Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét