27 tháng 8, 2013

Dây truyền sản xuất gỗ công nghiệp tiên tiến !

Rất nhiều các sản phẩm nội thất văn phòng bao gồm bàn ghế, tủ văn phòng được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp. Với công nghệ ngày càng tiên tiến, các loại gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú về màu sắc đồng thời chất lượng gỗ cũng ngày càng được cải thiện.

Mời các bạ tham khảo dây truyền sản xuất gỗ công nghiệp của NEWSKY sau đây để xem biết thêm về loại chất liệu ngày càng phổ biến này nhé !

 

14 tháng 8, 2013

Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ

Chiếc bàn làm việc đẹp là cách hoàn hảo để bạn biến góc làm việc nghiêm túc thành một không gian tràn đầy cảm hứng. Điều này còn thú vị hơn khi bạn tự làm cho mình một chiếc bàn từ những món đồ gỗ cũ.

Gỗ kết hợp mặt kính
Một chiếc bàn làm việc từ chất liệu gỗ mộc mạc kết hợp với mặt kính hiện đại sẽ tạo nên cái nhìn gọn gàng, sạch sẽ cho phòng làm việc của bạn. Không chỉ có tác dụng phản chiếu ánh sáng tự nhiên từ khung cửa, chất liệu kính còn rất dễ lau chùi.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 1
Chiếc bàn làm việc xinh xắn từ cửa gỗ và kính.
Đối với phần khung gỗ, bạn có thể đóng một bộ khung mới hoặc tận dụng đồ cũ như cánh cửa hay thang để làm khung. Ngoài ra những nước sơn sẽ giúp cho chiếc bàn thêm đẹp mắt đấy. Những gam màu phù hợp với kiểu bàn này sẽ là trắng, đen và vàng đồng. Chúng tạo nên cái nhìn hài hoà, vừa hiện đại vừa ấm áp cho chiếc bàn.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 2
Các màu sắc như đồng, đen, trắng rất phù hợp với kiểu bàn này. 
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 3
 
Bàn làm việc gỗ cổ điển
Với những chủ nhân yêu thích phong cách vintage thì việc tận dụng những tấm ván gỗ mộc mạc để làm bàn làm việc là một trong những ý tưởng tuyệt vời. Đối với loại bàn này, bạn có thể sử dụng chất liệu gỗ hoặc thép để làm chân bàn.

Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 4
 Bàn làm việc thô mộc từ ván gỗ.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 5
Có thể dễ dàng nhận thấy dù không sử dụng màu sắc để tô điểm nhưng chiếc bàn làm việc này vẫn vô cùng quyến rũ với những tấm gỗ thô mộc, có phần hơi xù xì. Ngoài ra, bạn nên bày thêm một vài món đồ trang trí như chiếc giỏ mây hay bình hoa tươi để góc làm việc thêm tươi mới, nhẹ nhàng

Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 6
Bạn có thể dùng hoa tươi hay phụ kiện để chiếc bàn này thêm đẹp mắt.
Bàn chân kim loại duyên dáng
Nếu là một người thích sự mảnh mai, duyên dáng trong trang trí nhà cửa thì chắc hẳn bạn sẽ rất thích những chiếc bàn mặt gỗ với phần chân bằng kim loại. Ở ví dụ đầu tiên, những sợi dây kim loại được đan thành kiểu dáng của hai chiếc lồng to, kê bên dưới mặt gỗ trắng (hoặc màu xám nhạt) tạo thành chiếc bàn làm việc vô cùng sáng tạo. Kiểu bàn này hẳn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và ý tưởng khi làm việc đấy.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 7
 Bàn làm việc đơn giản nhưng không đụng hàng.
Thiết kế thứ hai có phần sang trọng hơn từ chiếc chân bàn khá cầu kỳ và không dễ “đụng hàng”. Bạn có thể tìm những chiếc chân bàn tương tự tại các cửa hiệu chuyên kinh doanh đồ cũ, sau đó chọn một tấm gỗ nhẵn bóng làm mặt bàn.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 8
 Thiết kế tối giản nhưng không kém phần độc đáo.
Chiếc bàn đa năng
Bạn nghĩ sao về ý tưởng kết hợp chiếc kệ đựng đồ với những miếng ván gỗ nhỏ thành chiếc bàn làm việc? Ý tưởng này vừa giúp tận dụng được đồ cũ, vừa tích hợp được không gian lưu trữ ở hai bên chân bàn.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 9
 Bàn làm việc đa năng được tái chế từ đồ cũ.
Sau khi đã dựng xong phần khung bàn, hãy dùng nước sơn có tính tương phản như đen - trắng để trang trí cho chiếc bàn thêm đẹp mắt và ấn tượng. Kiểu bàn đa năng này vô cùng phù hợp với các không gian nhỏ đấy.
Thêm cảm hứng sáng tạo với bàn làm việc duyên dáng từ gỗ cũ 10
Nhỏ gọn, tiện lời, hợp với nhiều không gian là ưu điểm của kiểu bàn này.
Theo Trí Thức Trẻ

6 tháng 8, 2013

Gỗ công nghiệp MFC ? Nguồn gốc và ứng dụng?



MFC (Melamine Face Chipboard) có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine. 
Gỗ MFC được làm từ gỗ rừng trồng chuyên dụng. Loại cây này được thu hoạch ngắn hạn, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước. 

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện 80 % đồ gỗ nội thất gia đìnhvăn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, Tủ bếp, vách Toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm MDF-V313.

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, người ta khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp (trong đó có MFC) vì tính thân thiện với môi trường của nó. Do được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất. Các loại MFC chúng tôi sử dụng đều được sản xuất tại các nước tiên tiến với dây chuyền hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao nhất về bảo vệ môi trường và sức khỏe người sử dụng. Các loại gỗ trong sản phẩm đều không sử dụng keo chứa Formandehit. Với các sản phẩm sử dụng Formandehit trên thị trường, khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy khi sử dụng sẽ bị cay mắt và cay mũi . Đây là do độc tố trong keo có hại cho sức khỏe.

Xuất xứ.
MFC sử dụng đều là các loại có xuất xứ từ Malaysia (hãng MIECO) và Đức (hãng EGGER). Các loại ván MFC có đặc điểm là Cứng, nặng, màu sắc họa tiết sắc nét tươi tắn, chịu ẩm tốt, chống trầy, chống cháy. Các loại MFC của Malaysia và Đức chỉ có khổ lớn (1.830 mm x 2. 440 mm) để phân biệt với các loại MFC Trung Quốc và MFC Việt Nam sản xuất có chất lượng kém hơn ( Khổ gỗ nhỏ 1.220mm x 2.440mm).

Nguồn: Sưu tầm

5 tháng 8, 2013

Thành phần hóa học của Sơn PU?

Chắc hẳn rất nhiều bạn biết Sơn PU sử dụng để trang trí cũng như bảo vệ lớp bề mặt của đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên. Vậy sơn PU được sản xuất như thế nào và có ứng dụng gì khác nữa ?
Sơn PU (Polyurethane) là một loại Polymer, có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. PU được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ. Đối với dạng foam, PU được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế (như ghế ngồi trong xe hơi ). Ngoài ra, ứng dụng của PU foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ



Để điều chế PU, 2 thành phần chính không thể thiếu là monomer chứa ít nhất 2 nhóm isocyanat và monomer chứa ít nhất 2 nhóm hydroxyl. Pu chung giữa nhóm chức isocyanate và hydroxyl là:
Khi các monomer có số các nhóm chức lớn hơn hoặc bằng 2, PU trùng hợp bậc xảy ra tạo polymer.
Hợp chất isocyanate thường dùng là các hợp chất vòng thơm, còn các hợp chất béo hoặc cycloankan thì thường ít được dùng hơn. Toluen disiocyanate ( TDI ) và diphenylmetan disocyanat ( MDI) rất thường dùng trong tổng hợp Pu.

Hợp chất polyol thường dùng là PPG ( Polypropylen glycol ) hoặc các loại polyester khác. Điều đáng chú ý ở đây là polyol này là một hợp chất cao phân tử nhưng có khối lượng không lớn lắm.
Bên cạnh 2 thành phần chính như trên, yếu tố như xúc tác, điều kiện tiến hành PU, chain extender,….ảnh hưởng khá đáng kể đến cấu trúc và tính chất của Pu.
Xúc tác thường dùng là amin, cơ chế như sau:
Nếu muốn điều chế Pu dạng foam, cần có blowing agent ( chất tạo bọt ). Thông thường Pu rất nhạy với nước. Một lượng nước nhỏ trong không khí có thể tham gia PU polymer, tạo bọt khí. Các khí thoát ra này làm PU trở nên xốp.

Nguồn: Sưu tầm

4 tháng 8, 2013

Gỗ MDF và ứng dụng của gỗ MDF trong cuộc sống !

MDF (Medium Density fiberboard) hay còn gọi là gỗ ép. Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt dới. Gỗ ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất gia đình, nội thất văn phòng, xây dựng.
Gỗ MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850 kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày.

gỗ MDF
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủsơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
nội thất văn phòng

Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sản xuất bằng quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, dày từ 2,5-20cm. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Nguồn: Sưu tầm